Những lời cầu nguyện thật sự có ích không?
Nếu Thiên Chúa biết điều chúng ta cần trước khi chúng ta xin Người, vậy mục đích của lời cầu nguyện là gì?
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020
Nếu Thiên Chúa biết điều chúng ta cần trước khi chúng ta xin Người, vậy mục đích của lời cầu nguyện là gì?
Tất cả chúng ta đều biết lời cầu nguyện không phải là câu “thần chú” mà con người sử dụng đối với Thiên Chúa. Hành vi cầu nguyện không phụ thuộc vào việc kể lể dài dòng hoặc phát minh ra một vài công thức phép thuật cho phép chúng ta điều khiển thời gian và những biến cố để giảm bớt nỗi sợ hãi, cũng như thỏa mãn mong muốn của mình. Chúa Giêsu đã dạy rất rõ về điểm này: “Khi cầu nguyện anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời” (Mt 6, 7). Điều lạ lùng là lời cầu nguyện không tác động nhiều trên Thiên Chúa, nhưng nó lại tác động nhiều trên chúng ta.
Đó là lý do tại sao Thánh Tông đồ Phaolô kêu gọi chúng ta “cầu nguyện luôn” (1Tx 5, 17). Chúng ta phải luôn cầu nguyện để: quay về với Thiên Chúa, mở lòng hướng về sự hiện diện của Người, lắng nghe điều Người nói với chúng ta, đặt Người vào trong cuộc sống chúng ta và trong anh chị em chúng ta, kết hiệp chúng ta với Thánh ý Người. Đằng sau mỗi lời cầu xin cá nhân, cần có một điều cơ bản, đó là ước muốn của chúng ta phải vì Chúa. Không có điều đó, chúng ta có nguy cơ rơi vào mâu thuẫn thiêng liêng, và đời sống thiêng liêng của chúng ta sẽ bị suy yếu. Thật vậy, lời cầu xin vì Chúa bao gồm việc mong đợi tất cả mọi sự theo Chúa, nhưng sẽ là mâu thuẫn khi trong thực tế chúng ta không mong đợi gì theo Chúa.
Thiên Chúa rất vui khi chúng ta cầu nguyện
Thánh Gioan Thánh giá khuyến cáo chúng ta: chúng ta nên yêu mến Thiên Chúa là Đấng ban ơn, hơn là yêu thích ơn mà Người ban cho ta. Trong cùng một logic như thế, chúng ta nên hiểu những lời đầu tiên của Đức Giêsu trong Tin Mừng thứ tư: “Các anh tìm gì?” Chúng ta đang háo hức tìm kiếm quá nhiều thứ! Nhưng chính Đức Giêsu là Đấng cho chúng ta câu trả lời đúng đắn: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Điều này cũng soi sáng cho chúng ta về “những ý nguyện” rõ ràng trong lời cầu nguyện của mình.
Chúng ta có thể dễ dàng xin Thiên Chúa hàng ngàn điều liên quan đến những vấn đề toàn cầu trong đời sống chúng ta, cũng như đến những chi tiết nhỏ bé, dựa trên tình huống mà những điều này liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến vinh quang Thiên Chúa. Như Thánh Augustinô đã viết ở phần kết trong lá thư gửi Proba về cầu nguyện: “Chúng ta không xin gì, nhưng những điều chúng ta xin đã thật sự chứa trong Kinh Lạy Cha.” Lời Kinh mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta cũng là lời nguyện của chính Ngài, đã trở thành lời nguyện của chính chúng ta: “Xin cho Ý Cha được thể hiện”. Vì thế, lúc này chúng ta có thể trở lại với vấn đề ban đầu của chúng ta: Nếu Cha chúng ta ở trên Trời biết con cái Người cần gì ngay cả trước khi họ nói với Người, và nếu Người luôn mong muốn ban cho họ điều tốt nhất, thì tại sao chúng ta phải thưa với Người về những ước muốn của chúng ta?
Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa Cha không phải là người cha theo chủ nghĩa gia trưởng. Người không muốn chống lại ý muốn của chúng ta, kể cả khi cứu chúng ta. Vì thế, Thiên Chúa hạnh phúc khi chúng ta biết kết hợp và thêm tình yêu và sự dấn thân của chúng ta vào lời cầu nguyện mạnh mẽ, thuần khiết và hoàn hảo của Con Yêu Dấu của Ngài, một lời cầu nguyện vốn luôn được nhậm lời. Và Thiên Chúa cũng hạnh phúc khi chúng ta cầu nguyện nhân Danh Chúa Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần – Đấng chuyển cầu cho chúng ta được theo như ý Thiên Chúa muốn.
Linh mục Alain Bandelier
Dung Hạnh chuyển ngữ từ aleteia.org
https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/nhung-loi-cau-nguyen-that-su-co-ich-khong--39034
+ Phải xin ơn gì bây giờ?
+ Làm thế nào để đạt tới sự thân thiết với Chúa?
Tất cả chúng ta đều biết lời cầu nguyện không phải là câu “thần chú” mà con người sử dụng đối với Thiên Chúa. Hành vi cầu nguyện không phụ thuộc vào việc kể lể dài dòng hoặc phát minh ra một vài công thức phép thuật cho phép chúng ta điều khiển thời gian và những biến cố để giảm bớt nỗi sợ hãi, cũng như thỏa mãn mong muốn của mình. Chúa Giêsu đã dạy rất rõ về điểm này: “Khi cầu nguyện anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời” (Mt 6, 7). Điều lạ lùng là lời cầu nguyện không tác động nhiều trên Thiên Chúa, nhưng nó lại tác động nhiều trên chúng ta.
Đó là lý do tại sao Thánh Tông đồ Phaolô kêu gọi chúng ta “cầu nguyện luôn” (1Tx 5, 17). Chúng ta phải luôn cầu nguyện để: quay về với Thiên Chúa, mở lòng hướng về sự hiện diện của Người, lắng nghe điều Người nói với chúng ta, đặt Người vào trong cuộc sống chúng ta và trong anh chị em chúng ta, kết hiệp chúng ta với Thánh ý Người. Đằng sau mỗi lời cầu xin cá nhân, cần có một điều cơ bản, đó là ước muốn của chúng ta phải vì Chúa. Không có điều đó, chúng ta có nguy cơ rơi vào mâu thuẫn thiêng liêng, và đời sống thiêng liêng của chúng ta sẽ bị suy yếu. Thật vậy, lời cầu xin vì Chúa bao gồm việc mong đợi tất cả mọi sự theo Chúa, nhưng sẽ là mâu thuẫn khi trong thực tế chúng ta không mong đợi gì theo Chúa.
Thiên Chúa rất vui khi chúng ta cầu nguyện
Thánh Gioan Thánh giá khuyến cáo chúng ta: chúng ta nên yêu mến Thiên Chúa là Đấng ban ơn, hơn là yêu thích ơn mà Người ban cho ta. Trong cùng một logic như thế, chúng ta nên hiểu những lời đầu tiên của Đức Giêsu trong Tin Mừng thứ tư: “Các anh tìm gì?” Chúng ta đang háo hức tìm kiếm quá nhiều thứ! Nhưng chính Đức Giêsu là Đấng cho chúng ta câu trả lời đúng đắn: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Điều này cũng soi sáng cho chúng ta về “những ý nguyện” rõ ràng trong lời cầu nguyện của mình.
Chúng ta có thể dễ dàng xin Thiên Chúa hàng ngàn điều liên quan đến những vấn đề toàn cầu trong đời sống chúng ta, cũng như đến những chi tiết nhỏ bé, dựa trên tình huống mà những điều này liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến vinh quang Thiên Chúa. Như Thánh Augustinô đã viết ở phần kết trong lá thư gửi Proba về cầu nguyện: “Chúng ta không xin gì, nhưng những điều chúng ta xin đã thật sự chứa trong Kinh Lạy Cha.” Lời Kinh mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta cũng là lời nguyện của chính Ngài, đã trở thành lời nguyện của chính chúng ta: “Xin cho Ý Cha được thể hiện”. Vì thế, lúc này chúng ta có thể trở lại với vấn đề ban đầu của chúng ta: Nếu Cha chúng ta ở trên Trời biết con cái Người cần gì ngay cả trước khi họ nói với Người, và nếu Người luôn mong muốn ban cho họ điều tốt nhất, thì tại sao chúng ta phải thưa với Người về những ước muốn của chúng ta?
Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa Cha không phải là người cha theo chủ nghĩa gia trưởng. Người không muốn chống lại ý muốn của chúng ta, kể cả khi cứu chúng ta. Vì thế, Thiên Chúa hạnh phúc khi chúng ta biết kết hợp và thêm tình yêu và sự dấn thân của chúng ta vào lời cầu nguyện mạnh mẽ, thuần khiết và hoàn hảo của Con Yêu Dấu của Ngài, một lời cầu nguyện vốn luôn được nhậm lời. Và Thiên Chúa cũng hạnh phúc khi chúng ta cầu nguyện nhân Danh Chúa Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần – Đấng chuyển cầu cho chúng ta được theo như ý Thiên Chúa muốn.
Linh mục Alain Bandelier
Dung Hạnh chuyển ngữ từ aleteia.org
https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/nhung-loi-cau-nguyen-that-su-co-ich-khong--39034
+ Phải xin ơn gì bây giờ?
+ Làm thế nào để đạt tới sự thân thiết với Chúa?